Banner

Những loại phục hình răng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ mà các kỹ thuật viên phục hình răng nên biết

24/04/2021

Phục hình răng thẩm mỹ ra đời giúp khắc phục những khuyết điểm về răng miệng, đem đến cho khách hàng một nụ cười tự tin cũng như phục hồi chức năng nhai hoàn chỉnh. Dưới đây là một số loại phục hình phổ biến mà các kỹ thuật viên phục hình răng nên biết.

Kỹ thuật viên nên biết các loại phục hình phổ biến trong lĩnh vực nha khoa hiện nay

1. Phân biệt phục hình cố định và phục hình tháo lắp 

Các loại phục hình răng phổ biến nhất được phân chia thành: phục hình răng cố định và phục hình răng tháo lắp. Chúng được chỉ định trong điều trị bị mất răng, tổn thương răng, khuyết điểm thẩm mỹ về răng,…

Tùy từng trường hợp và cấu tạo răng miệng của người bệnh mà nha sĩ sẽ tư vấn lựa chọn hình thức thích hợp nhất.

1.1. Phục hình răng cố định

Đây là kỹ thuật cố định bộ hàm giả trên khung hàm, hoặc cài vào trụ của răng bên cạnh đã mài sẵn để làm nhịp cầu. Sau khi hoàn thành chữa trị, người bệnh không thể tự ý tháo lắp.

Phục hình cố định không thể tùy ý tháo lắp

Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, thiết kế gần giống với răng thật, ôm sát nướu, vừa khít trụ chân răng và có thể khôi phục từ 80 – 90% chức năng nhai của răng thật. Việc vệ sinh với bộ hàm cố định cũng dễ dàng hơn. Tuổi thọ trung bình của một phục hình răng cố định dao động trong khoảng 15 đến 20 năm.

Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm này khá cao, yêu cầu nhất định về trình độ của kỹ thuật viên phục hình răng chế tạo và nha sĩ thực hiện.

1.2. Phục hình răng tháo lắp

Các phục hình răng tháo lắp được đúc bằng nhựa hoặc sứ, vị trí khớp với các răng bị mất, ép chặt trên nền nhựa có hình dạng như nướu thật. Sau khi xác định độ khớp và chức năng nhai, người bệnh có thể tự tháo rời, vệ sinh và lắp lại để dùng tiếp mà không cần đến sự can thiệp của nha sĩ.

Ưu điểm của phương pháp này là giá thành phục hình rẻ (thấp hơn so với phục hình răng cố định), ngăn ngừa tình trạng xô lệch, đảm bảo thẩm mỹ, thời gian thực hiện nhanh chóng. Việc tháo lắp dễ dàng cũng giúp bệnh nhân có thể chủ động vệ sinh hàm tốt hơn.

 Phục hình răng tháo lắp có giá thành rẻ hơn phục hình răng cố định

Tuy nhiên, phục hình tháo lắp không thể khôi phục sức nhai tốt như phương pháp cố định. Thậm chí, nhiều phục hình có thể gây đau nướu, không thể kiểm soát dịch tiết hàng ngày gây mùi khó chịu.

Tuổi thọ của chúng cũng khá ngắn, do đó, người bệnh phải kiểm tra và thay mới thường xuyên. Phục hình răng tháo lắp thường được áp dụng cho người cao tuổi.

2. Các kỹ thuật phục hình răng phổ biến

2.1. Veneer

Răng sứ Veneer là phương pháp giúp che đi những khuyết điểm và cải thiện vẻ ngoài của răng. Vậy, răng sứ veneer là gì và chúng được chế tạo như thế nào?

Veneer là một trong những loại phục hình phổ biến nhất trong thẩm mỹ nha khoa vì độ an toàn cao, hạn chế sự xâm lấn đối với mô răng tự nhiên. Để dùng veneer, các nha sĩ chỉ cần mài trên bề mặt răng thật một lớp có độ dày khoảng 0,1 – 0,5mm. Do đó, các phần mô nhạy cảm xung quanh răng và men răng không bị tổn hại, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi thực hiện.

Miếng dán sứ veneer lên răng

2.2. Cấy ghép Implant nha khoa

Phục hình răng sứ trên implant là loại phục hình cố định tối ưu và hiện đại tối ưu nhất hiện nay. Các trụ implant được cấy trực tiếp vào hàm như chân răng thật, sau đó chụp mão răng bằng sứ lên trên. Chúng có thể thay thế một hoặc vài chiếc răng, thậm chí toàn bộ hàm răng.

Cấy implant nha khoa không gây tổn thương đến các răng lân cận, rất phù hợp với sức khỏe răng miệng. Không chỉ chắc khỏe, cấy implant cũng là phương pháp tối ưu để cải thiện chức năng nhai, tính thẩm mỹ và an toàn cao.

Phương pháp cấy ghép implant hiện đại và tối ưu nhất hiện nay

2.3. Chụp răng (mão răng)

Chụp răng là một phương pháp phục hình răng cố định có độ thẩm mỹ và an toàn cao, sản phẩm sau khi hoàn thiện gần giống với răng thật. Kỹ thuật chụp răng (mão răng) được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm tủy, mòn men răng,…
  • Răng có khiếm khuyết về thẩm mỹ: răng màu đen, vàng, ố, xỉn,…
  • Răng bị khiếm khuyết hình thể: gãy, vỡ, sứt mẻ, khớp cắn không tốt, khấp khểnh, hô móm,…

Một số loại mão răng: mão răng toàn sứ, mão răng kim loại, mão răng sứ kim loại,… Mỗi loại đều có yêu cầu khác nhau đòi hỏi kỹ thuật viên phục hình răng phải hết sức tỉ mỉ trong chế tác.

 Chụp răng dùng trong các trường hợp sâu răng, thẩm mỹ răng,…

2.4. Hàm giả

Hàm giả là kỹ thuật phục hình răng tháo lắp, thông thường hàm giả được làm từ nhựa cứng hoặc nhựa dẻo. Phương pháp này chỉ định cho bệnh nhân bị mất răng (thường là người cao tuổi), không áp dụng cho những trường hợp răng bị khiếm khuyết hình thể.

Tùy vào tình trạng bệnh, nha sĩ sẽ để nghị nên sử dụng hàm giả toàn phần hay hàm giả bán phần. Đây là kỹ thuật đơn giản, có thể thực hiện nhanh chóng và chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên hàm giả có thể gây vướng, đau cho người sử dụng, về lâu dài dễ bị lỏng và rơi ra ngoài.

Lưu ý khi thực hiện phục hình này, kỹ thuật viên phục hình răng hoặc nha sĩ phải lấy dấu hàm thật chi tiết và chính xác.

Hàm giả tiết kiệm nhưng dễ bị lỏng theo thời gian

2.5. Cầu răng

Cầu răng là biện pháp được áp dụng khi bệnh nhân không thể cấy ghép implant nha khoa. Nha sĩ sẽ sử dụng những răng chắc khỏe xung quanh răng bị mất (tùy theo thiết kế để lựa chọn số lượng) làm trụ cầu cho răng giả. Sau đó, mài mòn phần răng thật bị khiếm khuyết, nâng đỡ nhịp cầu răng giả (bao gồm nhiều chụp răng sứ gắn liền với nhau) để thay thế cho răng bị mất.

Cầu răng cải thiện vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng, nếu chăm sóc đúng cách thì tuổi thọ của chúng khá cao.

Cầu răng được áp dụng khi không thực hiện được implant nha khoa

Trên đây là một số loại phục hình phổ biến trong nghề phục hình răng tại Việt Nam. Hầu hết chúng đều được chế tạo gia công bởi kỹ thuật viên phục hình. Nhưng để chế tạo chúng, bạn phải được đào tạo chuyên nghiệp.

Bài viết nổi bật

Thong ke